23 tháng 5, 2013

Phân biệt Koi Nhật "XỊN" (CYPRINUS CARPIO) với cá chép "DỎM" (CARASSIUS AURATUS)

Cá chép vốn là loài cá thuộc top cá loài cá hay được lai tạo nhất. Thời gian trong giới cá cảnh bắt đầu có phong trào chơi cá Koi Nhật. Nghề chơi cũng thật lắm công phu, thú nuôi cá Koi được nhiều người Châu Âu cũng biết đến và phát triển như một nghệ thuật.



Trong bài này tôi cung cấp một số nhận biết cơ bản về cá Koi Nhật, giúp bạn bổ sung kiến thức cho mình và khi chọn loài cá đầy ấn tượng, mang phong cách Nhật về chơi.
Cá chép Koi Trung Quốc và Việt Nam là giống với chép nguyên thủy và Koi Nhật, 
Koi Pháp có hông ngắn (nhìn ngang) đầu hơi gù…
và điều đặc biệt là chỉ Koi Nhật là có màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt còn tất cả các loại Koi khác chỉ có màu đỏ cam hay cam. 
Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng). 
Riêng loại Butterfly Koi của Nhật thì vi, vây và đuôi rất dài (có khi bằng 2/3 thân) và màu thì phủ kín đuôi…
Việt Nam cũng có giống Butterfly Koi màu trăng sữa, đuôi dài vừa phải, dọc trên sống lưng hàng vảy có pha chút màu đen. 
Khác với cá Nhật, toàn thân trắng sữa, đuôi dài hơn và đặc biệt là có một hình tròn đỏ chót ngay giữa đỉnh đầu, tượng trưng cho quốc kỳ của Nhật, giá cá này rất cao; 
Thời gian gần đây xuất hiện giống Koi có màu óng ánh như kim tuyến, nhưng chỉ có trên 2 màu là trắng và vàng mà người Nhật gọi là Kinginrin
Một số đặc điểm phân biệt khác:

• Nhìn từ trên xuống: Koi mập hơn, nhất là cái đầu và "vai".
• Mắt và vảy của Koi lớn hơn
• Koi có cặp râu. Cá chép cũng có nhưng nhỏ hơn.
• Nhìn cái vây ngực: của hầu hết Koi (không 100%) rất là dày và đục (ánh sáng không xuyên qua nhiều), còn của cá chép thì trong suốt và nhỏ hơn. Vây lưng, đuôi cũng vậy. 
Những cái xương trong vảy của Koi rất dễ nhìn từ xa.
• Cá chép nói chung thường bị cho lai đủ thứ (nhất là thứ đuôi dài) để tạo ra cá giống cá có giá trị hơn, còn Koi thì càng lai là càng mất giá trị
• Thân mình koi dài hơn, khi trưởng thành thì dài cả mét
• Koi Nhật thông minh hơn: thử dứ dứ tay trên mặt nước giả bộ cho ăn: cá chép thường thường vờ đi, còn Koi thì nó có vẻ quan sát tình hình lắm. Koi nhận diện được chủ, còn cá chép thì hơi "vô tâm".
• Màu cá chép thường xoàng lắm, các vệt màu không sặc sỡ và rõ ràng, đỏ không ra đỏ, trắng không ra trắng,... và không bao giờ có màu ánh bạc như ở một số Koi trắng và vàng. Biên giới giữa 2 màu trên mình của Koi không bị lem luốc mù mờ.
• Cá chép mạnh hơn, lì lợm khó chết hơn. Muốn nuôi Koi không dễ ăn đâu.
• Giá tiền, mặc dù điểm này không bảo đảm "đắt là Koi" nhưng có nghĩa "rẻ là chép"


Akikoi

Không có nhận xét nào: